Video cách làm mồi câu cá

Câu cá không chỉ đòi hỏi cây câu tốt và kinh nghiệm, mà còn đòi hỏi mồi câu phải hấp dẫn cho cá. Không chỉ đơn thuần là mồi ngon, mỗi loại cá và điểm câu lại có công thức chế biến mồi riêng. Dưới đây là một số bí quyết chế biến mồi câu để “thu hút” sự chú ý của cá khi đi câu.

Trước khi đi câu cần lưu ý vài điểm sau:

Chọn thời tiết:

Khi trời mưa to và gió lớn, cá thường trốn tránh và không dám tìm mồi. Những ngày nắng gắt, do ánh sáng chiếu mạnh, cá cũng không ra tìm mồi. Mùa xuân là lúc cá thường nổi lên mặt nước, nên dễ bị mắc câu. Sau cơn mưa, khi trời sáng, không khí mát mẻ, cá tranh nhau tìm mồi, lúc đó nếu bạn buông câu, sẽ thu được nhiều cá.

Chọn địa điểm:

Chỗ mặt nước trống trải thường không có cá, vì vậy bạn nên thả câu ở những nơi cây rậm rạp, rễ cây cành lá xum xuê, vỉa đá nhô ra. Nên chọn những nơi yên tĩnh, ít người qua lại.

Chọn mặt nước:

Mặt nước có bóng người, bóng cây câu, cá sẽ cảnh giác và bỏ trốn. Bạn nên chọn mặt nước gợn sóng, luôn sủi bong bóng vì ở đấy có nhiều cá bơi lượn. MÓN KHO VIỆT NAM

Sử dụng mồi nào hiệu quả?

Đây là câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra cho những nhà làm mồi. Nhưng câu trả lời thì không dễ chút nào. Theo kinh nghiệm của cá nhân tôi thì khi đến câu ở một hồ nào đó, bạn nên nghiên cứu trước xem các cần thủ câu ở đó bằng mồi gì là phổ biến? Hồ cho câu lâu chưa? Những loại cá nào đang có dưới hồ?

Từ những dữ liệu cơ bản đó, bạn hãy chọn bài mồi của mình để câu ở đó. Ví dụ, nếu hồ câu mới khai trương hoặc mới cho câu chưa đầy tháng, thì làm mồi phổ thông cũng bắt được cá. Tuy nhiên, với hồ đã cho câu lâu rồi, cần làm bài mồi khác với các cần thủ thường dùng câu tại đó, mới bắt được cá, bởi vì cá đã quá quen với các vị mà mọi người thường dùng.

Loài cá là loài động vật mang phản xạ có điều kiện. Khi chúng thấy mồi cùng vị hàng ngày, chúng hiểu đây là cạm bẫy, là nơi có đi mà không có về, và chúng sẽ tránh xa. Chính vì biểu hiện này, các cần thủ mới đi câu hay câu được cá tại hồ cũ. Lý do là vì họ không biết làm mồi, nên mồi của họ trở thành đặc biệt. Các bài mồi truyền thống thường được giữ kín và có rất nhiều vị đặc biệt, nên cũng rất hiệu quả với những hồ này.

See also  Bật mí cách rim cá rô đồng ngon và cực đơn giản

Một số cách làm mồi cơ bản

Mồi câu Lục

Mồi câu phổ thông: Cách làm theo các thành phần chủ yếu gồm: Bột Ngô, Mẻ, Thính thơm, Lúa mầm, khoai lang luộc (nướng) là dạng mồi phổ thông. Hiện nay, các thành phần này vẫn được gọi là cốt của tất cả các sáng tạo hay có thể gọi cách khác là các dị bản sau này.

Mồi câu tự chế: Rất nhiều người sau một thời gian ban đầu dùng các loại mồi truyền thống phổ thông, sau đó bắt đầu nghiên cứu một số gia vị đặc biệt để cho vào thành phần cốt (Cần thủ thường gọi là thính mộc). Những bài mồi đặc biệt của các cần thủ xa xưa được truyền riêng cho con cháu đi câu kiếm gạo vẫn còn rất nhiều trong làng câu chúng ta. Tuy nhiên, rất ít khi được phổ biến, và nếu đã phổ biến thì chính bài mồi ấy sẽ trở thành mồi phổ thông mà thôi.

Mồi câu Cá chép

Cách 1:

Đây là công thức câu cá chép thành công rực rỡ:

  • Bột bắp
  • Vỏ vụn bánh mì
  • Bột lúa mạch
  • Bột ớt
  • Lạc rang giền nhỏ
  • Phô mai cũ (có thể thay thế bằng Parmesan cheese)
  • Nước men chua
  • 1 hộp thức ăn của mèo (gan)

Tất cả nhồi chung lại, không làm dẻo quá, vừa đủ để rã sau 10 phút ngâm dưới nước là được. Lưu ý: Mồi này không thể câu tại dòng nước chảy.

Cách 2:

Trước tiên, bạn muốn câu được cá chép thì phải trọn dây link nhỏ, loại dây link 20, lưỡi lục bé, lưỡi số 5. Chọn chỗ yên tĩnh, không ồn ào, độ sâu từ 1m2 cho đến 1m6, đáy bằng phẳng có bùn và ngồi ôm cần không động đậy, vì cá chép rất khôn.

Tiếp đến là mồi:

  1. Một túi rượu nếp
  2. Thóc ngâm đã lên mầm
  3. Cám ngô
  4. Cơm nguội
  5. Ốc vặn đập dập ủ 2 ngày
  6. Lạc rang giã nhỏ
  7. Khoai lang luộc chín xong nướng cháy vỏ
  8. Cánh hồi nướng giã dập (nhưng chỉ cho một ít)
  9. Thính đậu tương cho một ít
  10. Thuốc dụ cá của TQ có mùi kem dâu
See also  Mẫu lập kế hoạch cá nhân giúp bạn nâng cao năng suất làm việc

Các bác trộn những thứ 1, 2, 3, 4 trộn lẫn với nhau khoảng 5 ngày. Trước khi đi câu 2 ngày, các bác đập ốc ủ lẫn với nhau. Trước khi đi câu, các bác trộn thêm 6, 7, 8, 9, 10.

Mồi này hơi nhão, các bác thả bến đánh đầu cành, mỗi lần chỉ nên xả 1/2 bến thôi nhé, hết 1 tiếng lại xả thêm 1 lần. Đảm bảo các chép mà ngửi thấy mùi thính này thì chỉ có quanh quẩn ở ổ thính, không thể bỏ đi được.

Chú ý: Đi câu quan trọng nhất là thời tiết, sau đó mới đến mồi câu. Các bác mà đi câu hồ vào đúng ngày trở trời nóng lạnh, gặp nhau bùn đáy hồ co dãn bọt khí metan nổi nên đến cá còn phải nổi đầu thì đến đại sát cá cũng về tay trắng. Nếu câu lục thì chẳng cần bảo, các bác đã biết cả rồi. Còn câu tay, các bác phải có mồi đặc trị đó là con giun đầu đỏ, loại này các bác trong nhóm câu sông Hồng biết rõ.

Mồi câu cá Mè

Mồi nền:

  • Bánh mì mềm (như Lan, Đức Phát, v.v.) bào nhỏ, ray cho mịn
  • Khoai lang mật hấp (không luộc) chín tới, nghiền nát nhuyễn
  • Đậu xanh bột rang vàng, xay nhuyễn
  • Nhồi 3 vị trên cho thật đều, ủ trong nơi không có ánh sáng (dùng bao ny-lon đen)

Mồi câu trên cơ sở mồi nền:

  • 1kg mồi nền ủ trong 3 tuần
  • 100cc nước cốt dâu tây (hay tinh chất dâu ở chợ hóa chất)
  • 2 cục pho-mai đầu bò còn mới
  • 100g sữa bột béo trẻ em NutiFood

Nhồi vài ba lần cho thật đều nhuyễn. Ủ trong 3 tuần nữa, thấy có con Mẻ nhỏ là thành công. Mồi phải dẻo, không bở.

Sau 3 tuần, nhồi lại (B) lần nữa. Ủ thêm 3 tuần nữa thì có thể câu được. Mồi này có đặc điểm là thơm dịu mùi trái cây, chua xộc lên mũi làm ta nghẹn thở mấy giây. Mè và Trắm đều chết mê chết mệt!!!

Khi câu, nếu là Mè mới thả, nên bọc bên ngoài mồi 1 lớp sữa Ông Thọ để dịu mùi. Mình để mồi ủ quá lâu (trên 10 ngày) thường bị mốc, nguyên có cách nào để mồi ủ lâu như vậy mà không bị mốc?

Chú ý: Lý do mồi Mè ủ chua lên mốc là do bạn làm hở bao đựng mồi ra ánh sáng. Bạn nên dùng bao ny-lon đen bao mồi và nên ủ 2-3 lớp. Chắc chắn sẽ không bao giờ bị lên mốc cả. Bên cạnh đó, tránh dùng quá nhiều bành mỳ, vừa dễ mốc, cứng mồi và đồng thời cũng ít nhạy.

See also  CÁ KHO KHẾ – MÓN ĂN DÂN GIÃ ĐỜI THƯỜNG

Mồi câu Trắm cỏ

  • Mùi vị nhử cá đặc biệt hiện đang có bán ở các cửa hàng đồ câu 20g.
  • Bột ngô 2kg, dội nước sôi chín 50%
  • Cám gạo (cám trấu) 1kg
  • Thóc mầm 0,5kg
  • Khoai lang luộc 1kg
  • Thính thơm không hồi 300g
  • Mẻ chua 0,5kg

Tất cả trộn đều, vò tơi, nếu bị ướt thì cho thêm cám gạo.

Mồi câu Câu cá Trôi

  • Mồi xả dùng khoai lang luộc ngâm với bột bắp nấu chín thêm ít bã bia hoặc bã rượu ngâm khoảng 10 ngày là xài được.
  • Mồi câu dùng khoai lang luộc bóc vỏ, bắp non luộc, cám tanh xay nhuyển nêm nếm cho vừa dẻo, thêm ít bột mồi cá La hán. Khi câu, thêm trứng kiến. Nên nhớ mồi câu làm xong phải bỏ tủ lạnh và xài trong vài ngày thôi. Trôi rất mạnh khi bắt đầu dính câu, nên khi gặp hàng 5 thì sau khi đóng nới nhẹ máy cho nó chạy tí rồi mới xiết khi cẩu vào bờ. Cũng đừng căng quá vì nước chót cũng hay quậy. Trước khi thả ổ, trộn thêm một ít mỡ động vật, mồi sẽ phát huy tác dụng cực nhanh. Chính vì thế, nhà cháu thả ổ xong là ngồi ôm cần liền.

Mồi câu đặc trị cá trôi Ấn Độ

  • 500ml Tiết lợn tươi
  • 400g ngô bung
  • 100g tỏi tây xay nhuyễn
  • 2 túi cá thức ăn cho mèo loại nhỏ
  • 2 túi men tiêu hóa Probio (nó chính là men đông khô Probio có bán ở các hiệu thuốc)

Tất cả trộn đều, ủ qua đêm. Nếu thấy bề mặt của hộp mồi lồi lên là mồi đã chuẩn, đóng hộp sạch bỏ ngăn dưới tủ lạnh ở nhiệt độ từ 18°C đến 20°C, thông thường từ 4 ngày tới khi mở nắp hộp, thấy bề mặt hộp mồi có màu nâu đen, lớp dưới màu hồng tươi, mồi có mùi chua thơm nhẹ là mồi chuẩn. Khi câu, chỉ cần trộn với cám gạo để tăng độ kết dính, tránh tình trạng mồi bị phân rã nhanh. Cá thường bắt được với mồi này là cá trôi Ấn. Mồi đã được test tỉ lệ thành công rất cao. Nếu hộp mồi có mùi hắc ngái, phải đổ bỏ vì mồi bị nhiễm khuẩn hoặc do nhiệt độ cao.

Chúc các bác thành công!

By admin