Bạn là người thích ăn các món khô hải sản, đặc biệt là khô mực, một trong những món ăn mà bất kỳ ai cũng đã ăn qua. Nhưng bạn lại không biết nhiều cách chế biến mực sao cho đúng điệu và ngon nhất, ngoại trừ cách làm truyền thông là đem đi nướng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm các cách chế biến khô mực mà không bị ngán, ngon khó cưỡng, cùng tìm hiểu ngay nhé!

Các cách chế biến khô mực 

Mực sau khi được phơi khô không chỉ giữ được thành phần dinh dưỡng mà còn để được lâu dài, không những thế những món ăn chế biến khô mực cũng rất đa dạng phong phú nhưng không kém phần ngon miệng. Dưới đây là 3 cách chế biến mới lạ nhưng cũng rất được nhiều người làm, cùng tìm hiểu ngay cách làm nhé:

Khô mực rang muối

Khô mực rang muối

Đúng như tên gọi, cách làm món khô mực rang muối vô cùng đơn giản và nguyên liệu cũng không nhiều, bạn dễ dàng thực hiện để ăn chung với bữa cơm gia đình hoặc dùng để ăn chơi/ ăn vặt.

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 300 gram khô mực đã được xử lý (nướng và xé ra thành từng sợi nhỏ và dài).
  • Tỏi, hành khô đã được sơ chế (rửa sạch, băm nhuyễn để ra một cái chén riêng).
  • 1 trái ớt đã được rửa và băm nhỏ ra.
  • Các loại gia vị: đường, nước mắm, nước lọc.

Cách thực hiện:

Bước 1: Cho tất cả các nguyên liệu, gia vị đã được chuẩn bị vào một cái tô lớn gồm: gừng, 1 quả chanh, 1 củ tỏi, đường, nước mắm, hành khô, ớt, nước lọc. Sau đó dùng đũa tiến hành trộn đều các nguyên liệu trên.

See also  Cách làm sashimi cá hồi không tanh, chuẩn vị Nhật tại nhà

Bước 2: Rửa sạch chảo, cho lên bếp, đổ dầu ăn vào đợi dầu nóng. Sau đó bỏ mực khô vào và bắt đầu chiên, chiên đến khi nào phần mực có màu vàng hơi sẫm lại thì vớt ra (dùng vợt để vớt ra, để ráo dầu).

Bước 3: Bắt chảo lên một bếp khác, đợi chảo nóng cho hỗn hợp nước chấm vừa mới làm ở bước 1 xong đổ hết vào chảo. Sau đó, đợi phần nước chấm sôi rồi cho tiếp phần mực vào và dùng đũa đảo đều tay, đảo đến khi phần nước gần cạn rồi tắt bếp.

Bước 4: Bày ra dĩa, ăn kèm với rau xà lách, dưa chuột và tương ướt. Có thể dùng chung với cơm nóng cũng rất ngon.

Khô mực rim me sa tế

Khô mực rim me sa tế

Chắc hẳn món này đã quá quen thuộc trong bàn nhậu, ở các hàng quán trên vỉa hè mà bạn thường ăn. Cùng xem cách làm để tự chế biến và thưởng thức ngay tại nhà nhé:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 10 con mực khô kích thước cỡ nhỏ.
  • 1 muỗng canh sốt me (có thể tự làm từ me tươi hoặc mua ở ngoài đều được).
  • Gia vị: đường, nước mắm, tỏi và ớt băm, sa tế.

Cách thực hiện:

Bước 1: Lấy mực khô ra và đem đi nướng xơ, đừng để bị cháy con mực. Sau đó dùng kéo cắt thành những sợi mực dài sao cho miếng phải vừa ăn.

Bước 2: Rửa sạch và bắt chảo lên bếp, đổ dầu vào đợi dầu nóng rồi bỏ tỏi phi thơm. Sau đó, cho phần nước sốt me, đường, mắm, sa tế, ớt, ít nước sôi dùng đũa khuấy đều. Nêm nếm phần nước sốt cho vừa ăn rồi bỏ mực đã cắt sợi trước đó vào.

See also  Khô cá sặc làm gì ngon? Bật mí 3 cách làm khô cá sặc thơm ngon, đậm vị

Bước 3: Cho mực vào và đảo đều tay đến khi mực đã thấm gia vị của phần nước sốt thì nhấc chảo xuống.

Bước 4: Bây giờ bạn có thể thưởng thức món mực rim sa tế, có thể ăn chung với cơm sẽ ngon hơn.

Mực rim sa tế có thể bảo quản được lâu nếu bạn để trong một cái hũ đậy nắp kín và để trong ngăn mát tủ lạnh để dùng dần.

Cháo huyết mực khô

Cháo huyết mực khô

Nếu bạn đã quá ngán với các món ăn khô, xào nấu của mực khô thì hãy chuyển sang nấu cháo huyết mực khô này nhé. Cùng xem cách thực hiện ngay dưới đây:

Nguyên liệu cần chuẩn bị:

  • 2-3 con khô mực cỡ lớn (kích thước khoảng bằng hoặc hơn bàn tay).
  • Nửa bát gạo tẻ, ¼ bát gạo nếp (nếu không có gạo nếp hoặc tẻ có thể thay thế bằng gạo dẻo thường).
  • Tiết lợn.
  • 1 củ gừng, giá đỗ, hành lá, hành khô, rượu trắng.
  • Gia vị: muối, tiêu, hạt nêm, nước mắm.
  • Chuẩn bị quẩy hoặc trứng bách thảo để ăn kèm với cháo.

Cách thực hiện:

Bước 1: rửa sạch khô mực, đem đi ngâm với phần nước lọc có pha thêm chút rượu trắng, để yên trong vòng 30 phút để mực mềm. Phần râu mực có thể hầm để lấy nước.

Bước 2: đổ chung gạo nếp và gạo tẻ vào, vo gạo để ráo. Bắt bếp lên cho ít dầu ăn vào nồi nhỏ, phi hành đến khi thơm sau đó đổ hỗn hợp gạo nếp và gạo tẻ vào rang xơ khoảng 5-7 phút.

See also  Cá kho Bá Kiến - Đặc sản Hà Nam nhất định phải thử một lần

Bước 3: cho phần nước lọc hoặc nước hầm vào phần gạo, đun với lửa nhỏ để gạo từ từ chín mềm. <a class="wpil_keyword_link" href="https://monkho.com/cong-dung-cua-gung-trong-nau-an/" title="Gừng cạo vỏ, rửa sạch và cắt thành sợi và giá đem đi rửa sạch, để ráo.

Bước 4: kiểm tra phần mực khô coi mềm chưa, nếu mềm thì rửa sạch và cắt thành sợi dài. Bắt bếp đun chảo nóng sau đó phi hành và gừng đến khi thơm, rồi bỏ mực khô vào xào. Cho thêm chút nước mắm và đường. Phần tiết lợn rửa sơ và cắt thành miếng vừa ăn.

Bước 5: sau khi phần gạo đã mềm nhừ thì tiến hành cho phần mực khô vừa xào khi nãy và cho chút <a class="wpil_keyword_link" href="https://monkho.com/cong-dung-muoi-trong-nau-an-tat-tan-tat-ve-muoi-trong-bep-nha-ban/" title="muối.

Bước 6: đun trên lửa nhỏ, nhớ dùng muỗng khuấy đều thường xuyên để nồi không bị cháy. Sau đó cho phần tiết lợn và bắt đầu nêm nếm gia vị cho vừa ăn.

Bước 7: đun đến khi phần cháo đã nhừ rồi tắt bếp, múc ra chén và dùng chung với quẫy hoặc trứng bách thảo.

Như vậy, trên đây là 3 cách chế biến khô mực khác để không bị nhàm chán nhưng hương vị thì khỏi phải chê. Mong rằng với những thông tin trên sẽ giúp ích cho bạn về việc bổ sung các món ăn mới vào thực đơn trong gia đình của mình. Chúc bạn thực hiện các món ăn trên thành công và có những giây phút vui vẻ bên bàn ăn gia đình nhé!

By admin