Bánh Bông Lan là một trong những loại bánh ngon được rất nhiều người yêu thích và cũng khá dễ làm. Vì vậy, các chị em nội trợ hay những người mới học làm bánh cơ bản thường lựa chọn món này để tự học cách làm tại nhà. Nếu đã từng trải qua quá trình này, chắc chắn bạn sẽ không còn lạ với một số vấn đề thường gặp khi làm bánh. Đừng bỏ qua bài viết này để cùng nhau tìm hiểu những lỗi thường gặp khi làm Bánh Bông Lan và cách khắc phục nhé. Đảm bảo những mẻ bánh sau của bạn sẽ hoàn hảo hơn mong đợi đấy!

Bánh Bông Lan không nở hoặc nở kém

Bánh bông lan không nở hoặc nở kém

Đây có thể coi là lỗi khá phổ biến mà nhiều người mới học làm bánh gặp phải. Muốn có được bánh Bông Lan nở phồng, mềm mịn và có kết cấu hoàn hảo, quá trình đánh bông lòng trắng trứng phải được thực hiện đúng kỹ thuật và đạt độ bông cần thiết.

Nguyên nhân:

  • Bột bánh không được đánh trứng đến độ bông cần thiết.
  • Quá trình trộn bột với lòng trắng trứng không đúng kỹ thuật.
  • Đánh bông lòng trắng trứng quá mạnh tay, làm vỡ những bọt khí bên trong lòng trắng.
  • Lòng trắng trứng đánh bông quá lâu với các hỗn hợp lỏng khác bên ngoài.
  • Làm nóng lò nướng không đúng nhiệt độ…

Cách khắc phục:

  • Nắm vững kỹ thuật đánh bông lòng trắng trứng và kỹ thuật trộn bột từng bước nhỏ nhất.
  • Khi đánh bông lòng trắng trứng, hãy đảm bảo dao đánh trứng sạch sẽ, khô ráo, không có bơ, dầu hay lòng đỏ trứng. Trong quá trình đánh, khi cho đường vào, hãy thao tác từ từ, chia làm nhiều lần kết hợp với tốc độ đánh trứng trung bình cho đến khi hết lượng đường trong công thức rồi mới tăng tốc lên mức cao nhất để đánh cho lên bông lòng trắng trứng.
  • Trộn bột, bạn cần nắm rõ kỹ thuật trộn một cách nhẹ nhàng từ dưới lên trên để hạn chế làm vỡ bọt khí; chia nhỏ lượng lòng trắng trứng đã đánh bông thành 3 phần bằng nhau, trộn từ từ 1/3 trước với bột để hỗn hợp nhẹ hơn rồi tiếp tục trộn với 2/3 còn lại.
  • Hãy chống dính cho khuôn bánh (quét dầu ăn, bơ hay lót bằng giấy nến) ngay khi bắt đầu làm bánh.
  • Sau khi trộn bột xong, phải nướng ngay, không để bột ở ngoài quá lâu sẽ khiến bánh không nở được và ảnh hưởng tới chất lượng của bánh.
  • Làm nóng lò nướng ít nhất là trước 15 phút trước khi nướng bánh.
  • Khi nướng bánh, hạn chế mở cửa lò để nhiệt độ trong lò được ổn định, không bị thoát ra ngoài.
See also  Cách làm giảm độ mặn của thực phẩm trong chế biến món ăn đơn giản nhất

Bánh Bông Lan bị cháy, bị tràn khuôn hoặc nứt mặt

Bánh Bông Lan bị cháy

Nướng bánh Bông Lan bị nứt mặt, bị cháy hoặc tràn khuôn cũng là một vấn đề thường gặp khi làm bánh, tuy không quá nghiêm trọng.

Nguyên nhân:

  • Đổ quá nhiều bột vào khuôn, bột quá cao làm bánh nở ra và tràn khỏi khuôn.
  • Mặt bánh bị nứt hoặc cháy do nhiệt độ quá cao hoặc vị trí đặt bánh quá gần lửa, khiến bánh nở quá nhanh.
  • Khuôn bánh quá sậm màu, hấp thụ nhiệt nhanh và dễ bị cháy mặt.

Cách khắc phục:

  • Đổ bột vào khuôn một cách chính xác, tốt nhất chỉ nên đổ khoảng 2/3 khuôn, để có đủ không gian cho bánh nở cao, không bị tràn ra ngoài.
  • Điều chỉnh nhiệt độ nướng xuống khoảng từ 5 – 10 độ C.
  • Chú ý vị trí đặt bánh, tránh đặt quá gần lửa trong lò.

Bánh Bông Lan bị thắt eo, bị xẹp hoặc lõm khi ra lò

Bánh Bông Lan bị lõm, xẹp khi ra lò

Nguyên nhân:

  • Bánh chưa chín bên trong, khi mang bánh ra khỏi lò, lõi bánh sẽ co lại và gây ra hiện tượng thắt eo, lõm mặt đáy hoặc bánh bị xẹp sau khi nướng.
  • Trong một số trường hợp, bánh xẹp có thể là do “sốc nhiệt” khi bạn lấy bánh ra khỏi lò một cách quá đột ngột.

Cách khắc phục:

  • Bạn cần hiểu chiếc lò nướng của mình về độ chênh lệch giữa nhiệt độ trong lò và nhiệt độ hiển thị, từ đó dễ dàng canh chỉnh nhiệt độ nướng bánh chính xác nhất.
  • Trang bị một chiếc nhiệt kế để đo nhiệt độ lò, nhằm đảm bảo độ chính xác khi nướng bánh.
  • Trường hợp nguyên nhân là “sốc nhiệt”, giải pháp là khi nướng xong, hãy để bánh trong lò, mở hé cửa lò trong vòng 5 – 10 phút trước khi lấy bánh ra.
See also  Những Mẹo Quản Lý Chi Tiêu Cá Nhân Hiệu Quả Đối Với Sinh Viên

Bánh Bông Lan bị dính vào khuôn khi lấy ra hoặc bị bể nát

Bánh Bông Lan bị dính khuôn khi lấy ra

Nguyên nhân:

  • Quên chống dính trước khi làm bánh hoặc chống dính chưa đủ.

Cách khắc phục:

  • Cần chống dính kỹ trước khi làm bánh. Nếu không có khuôn chống dính, có thể dùng giấy nến để lót khuôn. Đối với khuôn phức tạp, có thể dùng dầu ăn hoặc bơ đã nấu chảy quét một lớp mỏng lên bề mặt khuôn, sau đó rắc thêm một lớp bột khô lên trên để chống dính.
  • Khi bánh bị dính vào khuôn, hãy bình tĩnh và đợi bánh nguội rồi mới xử lý, không nên xử lý ngay khi bánh còn nóng, vì điều này có thể làm bánh bị rách nát.

Quả, hạt, mứt khô dồn xuống phía đáy bánh

Các hạt trái cây dồn xuống đáy bánh

Nguyên nhân:
Khi thêm các loại trái cây khô tự nhiên như việt quất, hạnh nhân, nho khô… sẽ giúp bánh Bông Lan thêm hương vị, nhưng do chúng quá nặng hoặc hỗn hợp bột quá lỏng nên thường bị dồn xuống đáy bánh.

Cách khắc phục:
Sơ chế các nguyên liệu này một chút trước khi thêm vào bánh bằng cách: rửa sạch lớp đường bên ngoài rồi để ráo (đối với các loại mứt). Sau đó, xốc các nguyên liệu này với bột khô để tạo một lớp áo bột giúp chúng nhẹ hơn và dễ nổi lên trong hỗn hợp bột bánh.

Bánh Bông Lan còn mùi tanh của trứng

Bánh Bông Lan còn mùi tanh trứng

Nguyên nhân:

  • Bánh chưa chín hẳn.
  • Lượng vanilla để khử mùi tanh của trứng trong công thức còn quá ít.
See also  Các loại phòng trong khách sạn cần biết cho nhân viên

Cách khắc phục:

  • Nướng bánh Bông Lan thêm trong vòng 5 – 10 phút nữa nếu bánh chưa chín hẳn.
  • Nếu bánh còn tanh do chưa đủ hương vani, hãy cho thêm vanilla vào bánh. Nếu không tìm được vanilla dạng chiết xuất, có thể sử dụng bột vanilla, nhưng không nên dùng quá nhiều bột vanilla, vì có thể làm bánh bị đắng.
  • Luôn sử dụng trứng mới và tươi khi làm bánh.

Trên đây là những lỗi khá phổ biến và thường gặp khi làm Bánh Bông Lan. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về nguyên nhân và nắm chắc cách để khắc phục chúng, từ đó tự tay làm nên những mẻ Bánh Bông Lan thơm ngon và hoàn hảo nhất.

By admin