Video cách làm vịt om mẻ

Thịt vịt là một trong những thực phẩm giàu chất dinh dưỡng được nhiều chị em nội trợ lựa chọn là thực phẩm chính trong bữa ăn của gia đình mình. Từ thịt vịt bạn có thể chế biến thành nhiều món ăn khác nhau như vịt kho măng, vịt om sấu, vị nấu muối chanh, vịt nấu cà ri… Tuy nhiên, món vịt nấu mẻ là một cái tên khá mới mà nhiều người chưa nghe qua hoặc chưa được nếm thử. Hãy cùng NgonAZ tìm hiểu xem cách làm vịt nấu mẻ này như thế nào nhé.

Thịt vịt nấu mẻ, một món ăn rất được ưa chuộng của người dân miền Bắc

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Khâu chuẩn bị nguyên liệu là một trong những công đoạn quan trọng quyết định đến độ hấp dẫn và chuẩn hương vị của món ăn, do đó bạn cần lựa chọn kỹ lưỡng các nguyên liệu cho món vịt nấu mẻ, bao gồm:

  • Thịt vịt: ½ con vịt đến 1 con tùy thuộc vào số lượng người ăn.
  • Hành tím: 1 Củ
  • Ớt: 3 trái
  • Sả: 4 Cây
  • Riềng: 2 Củ
  • Muối hột: 2g
  • Rượu trắng: 1 thìa canh
  • Cơm mẻ: 1 thìa canh
  • Mắm tôm: 1 thìa canh
  • Nước tương: 2 thìa canh
  • Hạt nêm: 1 thìa cà phê
  • Bột canh: 1 thìa cà phê
  • Bột ngọt: 1 thìa cà phê
  • Dầu ăn: 2 thìa canh

Nguyên liệu cần thiết nên chuẩn bị để làm món vịt nấu với mẻ

Một số lưu ý khi lựa chọn nguyên liệu:

  • Đối với vịt bạn nên lựa chọn những chú vịt đã trưởng thành và có thịt ngon bằng cách quan sát phần da ở cổ và da bụng xem có dày hay không, phần ức tròn và có da màu vàng tươi.
  • Đối với cơm mẻ, bạn nên mua tại các siêu thị trên toàn quốc hoặc mua tại các trang thương mại điện tử uy tín. Để đảm bảo an toàn vệ sinh thì tốt nhất bạn nên tự nuôi mẻ ở nhà bằng cách sau:
  • Cho mẻ ăn thêm cơm mới, tầm 3 đến 4 ngày bạn cho mẻ ăn một lần, lưu ý mỗi lần cho ăn bạn nên cho ăn cơm nhão mềm hoặc trộn chung cơm với nước và chỉ nên cho khoảng 1/3 chén cơm.
See also  Trứng vịt lộn hầm ngải cứu thuốc bắc - Món đơn giản cực bổ dưỡng

Sơ chế vịt và nguyên liệu

Vịt sau khi đã làm sạch lông và rửa qua với nước thì bạn sử dụng muối hạt và rượu gừng, rượu trắng hoặc nước cốt chanh để chà xát lên toàn bộ con vịt nhằm làm sạch, khử mùi tanh và khử khuẩn cho vịt. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá na và để xát lên da vịt thay cho các nguyên liệu trên cũng có tác dụng khử mùi rất tốt.

Sau khi đã khử mùi cho vịt xong bạn đem vịt rửa lại bằng nước sạch và để cho ráo nước, sau đó đem chặt thành miếng có kích thước vừa phải.

Sơ chế nguyên liệu cho món vịt nấu mẻ

Đối với các nguyên liệu kèm theo, bạn sơ chế đơn giản bằng cách:

  • Hành tím, tỏi, sả, ớt và gừng đem rửa sạch rồi băm nhỏ.
  • Rau thơm nhặt bỏ những lá bị bầm úa rồi đem ngâm với nước muối pha loãng, sau đó rửa lại bằng nước sạch và để ráo.

Tẩm ướp gia vị cho vịt nấu mẻ

Sau khi đã sơ chế xong các nguyên liệu, bạn tiến hành tẩm ướp gia vị cho thịt vịt để cho gia vị ngấm đều vào thịt khi ăn sẽ đậm đà hơn. Cụ thể, bạn dùng một chiếc tô lớn cho thịt vịt đã chặt miếng vào ướp cùng với các gia vị như cơm mẻ, cơm tương, sả băm, mắm tôm, hạt nêm, bột ngọt, đường, bột canh… ướp khoảng 30 phút.

See also  Ra Đà Nẵng chơi, cô gái bất ngờ trước cách người dân nơi đây ăn trứng lộn

Cách làm vịt nấu mẻ thơm ngon

Đầu tiên, bạn cho một lượng dầu ăn vào chảo, đến khi dầu nóng thì bạn cho hành tím băm, tỏi băm và gừng băm vào phi cho đến khi có mùi thơm thì cho thịt vịt đã ướp gia vị vào xào cùng.

Bạn nên để lửa to và đảo thật đều tay trong khoảng 5 phút để thịt vịt săn lại. Sau khi thịt đã săn lại, bạn thêm nước cốt dừa hoặc nước lọc vào nấu trong khoảng 8 đến 10 phút rồi nêm nếm các loại gia vị như mắm tôm, nước mắm, mẻ, đường… sao cho vừa ăn.

Sau khi đã nêm nếm xong, bạn hạ nhỏ lửa liu riu để nấu vịt thêm khoảng 30 phút cho thịt thấm gia vị và chín mềm. Tiếp theo, bạn cho số riềng đã xay sẵn vào đảo đều và nấu thêm khoảng 10 phút cho món ăn dậy mùi thơm béo.

Cuối cùng, bạn ớt băm vào và đảo đều sau đó tắt bếp. Vậy là bạn đã hoàn thành món vịt nấu mẻ độc lạ được nhiều gia đình miền Bắc ưa chuộng rồi đấy. Bây giờ thì múc vịt nấu mẻ ra tô và ăn kèm với bún, rau ngổ, lá mơ để tăng thêm mùi vị đặc trưng cho món ăn bạn nhé.

Một lưu ý nhỏ: cho bạn là nếu muốn ăn kèm vịt nấu mẻ với bún thì bạn nên chế nhiều nước, khoảng xâm xấp mặt vịt, còn nếu ăn với cơm thì dùng ít nước hơn mà nấu cho nước sệt lại.

See also  3 Cách làm trứng chưng cà chua, trứng chưng thịt ngon rất nhanh và dễ

Lời kết

Hãy cùng những người thân yêu thưởng thức thịt vịt mềm đậm vị cùng mùi hương nồng đặc trưng của riềng, sả và mắm tôm trong thời tiết se se lạnh của mùa đông nhé các bạn. Chúc các bạn thành công với cách làm vịt nấu mẻ ngon chua dịu mà độc đáo này.

By admin