Video cách làm giò dăm bông thịt heo ngon

Điểm độc đáo của giò dăm bông là sử dụng đồng thời cả thành phần xay nhuyễn và nguyên liệu dạng bản. Tuy nhiên, thành phẩm vẫn có sự đồng nhất đến hoàn hảo và hương vị thơm ngon khỏi bàn.

1. Giò dăm bông – Món ngon thiết yếu mỗi dịp lễ Tết

1.1 Màu sắc và hình dáng bắt mắt

Giò dăm bông có màu sắc vô cùng ấn tượng và được tạo thành từ nhiều phần nguyên liệu. Màu hồng da của bì lợn, màu đỏ hồng của thịt thăn; hồng kem của giò, xanh lục của hành ngò băm nhỏ. Đặc biệt, còn lấm chấm nhiều mảnh tiêu sọ, trông rất hấp dẫn và đầy hương vị.

Ngoài ra, tạo hình đầy tính thẩm mỹ cũng là một điểm cộng lớn của món ngon này. Chúng có kết cấu hình trụ tròn, cực săn chắc. Khi thái có cực cản nhẹ, rất nảy. Miếng giò cắt ra trông vuông vắn, sắc lẹm và có hình thức vô cùng bắt mắt.

1.2 Hương vị thơm ngon, quyến rũ

Hương vị của giò dăm bông là sự hòa trộn tuyệt vời giữa 3 thành phần chính: thịt thăn, giò xay nhuyễn và bì lợn. Ngoài ra, còn có sự cộng hưởng của rất nhiều loại gia vị độc đáo: muối hồng, áp xanh, tiêu đen, rễ ngò rí… Chính nhờ điều này, thành phẩm có mùi thơm đặc biệt, vừa săn, vừa mềm mại, tạo cảm giác kích thích cực ấn tượng. Do có hương vị và hình thức hoàn hảo, món ăn này luôn có mặt trong mỗi dịp lễ tết của người Việt.

1.3 Dinh dưỡng và lành mạnh

Trong thành phần của giò dăm bông có đầy đủ các dưỡng chất quan trọng: chất béo, chất đạm, chất xơ và một phần nhỏ tinh bột. Đặc biệt, còn có nhiều vitamin, chất sắt, kẽm, rất cần cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể.

Đó là chưa kể đến cách chế biến siêu lành mạnh. Trải qua quá trình hấp chín bằng hơi nóng, vi lượng trong thành phẩm không bị hao hụt, thất thoát mà được giữ vẹn nguyên.

2. Cách làm giò dăm bông ngon giòn, an toàn vệ sinh tại nhà

2.1 Chuẩn bị nguyên liệu

  • Bì lợn: 5 lạng
  • Thịt thăn hoặc thịt nạc vai: 5 lạng
  • Giò sống: 5 lạng
  • Hành tím: 8-10 củ
  • Tỏi: 2 củ
  • Rễ ngò rí: 1 mớ nhỏ
  • gừng, xào rau muống, xào sa tế, hầm Tiêu sọ: 1 nhúm
  • Bột năng: 1 thìa canh
  • Hành lá: 4-5 cây
  • Áp xanh: 2 ống
  • Lá chuối tươi: 1 tàu
  • Gia vị khác.
See also  4 cách làm gỏi đu đủ ngon hấp dẫn không thể bỏ qua

2.2 Các bước chế biến

2.2.1 Sơ chế nguyên liệu

  • Da lợn mua về cạo qua, sau đó ngâm với nước <a class="wpil_keyword_link" href="https://monkho.com/cong-dung-muoi-trong-nau-an-tat-tan-tat-ve-muoi-trong-bep-nha-ban/" title="muối loãng và chanh trong 15″ rồi xả lại với nước mát. Tiếp theo, nấu một nồi nước sôi rồi cho da lợn vào chần trong 3-4 phút. Khi thấy da săn lại, vớt ra, nhổ sạch lông còn bám dính bề mặt, rửa qua nước.
  • Giã nhuyễn 4-5 củ hành tím và 1 củ gừng, 1 quả chanh, 1 củ tỏi; rễ mùi và gốc hành lá đem thái rồi băm nhỏ.
  • Lá chuối tước bỏ cuống, để dạng bản lớn, rửa qua nước rồi lau khô.
  • Thịt lợn rửa qua nước rồi ướp cùng giấm, gừng trong 10″, rửa lại với nước muối.
  • Khi thịt ráo nước, cắt thịt thành từng lát vuông vức như quân cờ, mỗi cạnh có chiều dài khoảng 1,5cm.
  • Cho đồng thời 1 thìa nhỏ tiêu sọ xay, nước áp xanh, 1 thìa nhỏ muối hồng, hành và mùi đã băm nhuyễn vào âu. Dùng đũa đảo đều nguyên liệu và để trong 40 phút để thịt ngấm đều gia vị.

2.2.2 Luộc và xắt mỏng da lợn

  • Cho 2 lít nước vào nồi cùng với 3-4 củ hành tím, 1/2 thìa muối, vặn to lửa. Khi nước tăng nhiệt, sờ thấy ấm thì thả da lợn vào, đậy khít nắp và vẫn duy trì lửa ở mức cao.
  • Khi nước sôi, giữ nguyên trạng thái trong 20″, sau đó mở nắp, dùng đũa xiên qua, nếu thấy thao tác dễ dàng thì chứng tỏ da lợn đã chín. Lúc này, vớt bì ngâm trong nước đá khoảng 10″ để tạo độ giòn.
  • Dùng dao sắc cắt thành từng lát có độ dày vừa phải. Theo đó, bạn nên cắt miếng có độ dày 4-5mm, độ dài khoảng 40-50mm. Cuối cùng, cho tất cả vào trong một âu lớn để chuẩn bị cho khâu trộn nguyên liệu.

2.2.3 Trộn nguyên liệu và đóng gói

  • Cho giò sống, thịt vào cùng âu chứa da heo. Rắc 1 thìa canh bột năng và một thìa canh tiêu sọ. Sau đó thêm đường, bột ngọt, nước mắm theo tỉ lệ: 1:1:1. Cuối cùng, trộn đều tay trong 10″ và để trong 30″ để các nguyên liệu ngấm đều gia vị.
  • Bạn có thể dùng khuôn ép giò loại 1kg hoặc 1/2kg, tùy nhu cầu. Để ép giò, đầu tiên bạn cần sử dụng thanh inox xiên ngang qua lỗ ở phần áp đáy. Sau đó, đặt vỉ hình tròn có lỗ xuống áp sát thanh ngang. Tiếp theo, sử dụng lá chuối sạch lót toàn bộ bên trong của khuôn ép rồi múc dăm bông cho vào khuôn, nhận đều tay.
  • Khi đã đầy khuôn, gấp phần thừa của lá chuối vào trung tâm, sau đó dùng vỉ tròn còn lại đậy lên. Kết thúc bằng việc nén thật chặt để ép, tạo hình giò dăm bông.
See also  Cách nấu giả cầy heo ngon &#8211; chuẩn vị miền bắc

2.2.4 Hấp giò dăm bông

  • Đặt giò vào trong xửng, sau đó đổ nước vào 1/3 thành nồi dưới, hấp nhỏ lửa. Sau 30 phút, mở nắp nồi để siết lại khuôn ép một lần nữa và tiếp tục đậy nắp, hấp trong 20″ thì tắt bếp. Lúc này, vớt giò ra, để nguội, sau đó cho vào tủ lạnh khoảng 5h để giò săn lại và thưởng thức.

2.3 Thành phẩm

Thành phẩm tạo ra có hình trụ tròn, trông rất đẹp mắt. Khi gỡ lá chuối và cắt dăm bông, bạn sẽ thấy sự xen kẽ của thịt thăn, bì lợn, giò xay… tạo ra những đường vân và dải màu sắc bắt mắt, trông cực hấp dẫn. Khi thưởng thức, dăm bông vừa giòn sần sật, vừa có độ dẻo và mềm của thịt. Đồng thời, gia giảm mùi tiêu sọ rang và hấp xanh nên thơm phức. Ăn kèm muối tiêu, tương ớt hoặc dưa góp thì tuyệt cú mèo.

3. Mẹo làm giò dăm bông bò chuẩn vị, giòn ngon, không hôi

3.1 Khử sạch mùi thịt bò

Thịt bò thường có mùi xỉn đặc trưng và nếu bạn không khử mùi, thì có ướp bao nhiêu gia vị, món ăn cũng không được như ý. Vì vậy, muốn giò dăm bông chuẩn vị, không bị hôi, hãy lưu ý đến một số điều sau khi sơ chế:

  • Ướp thịt với <a class="wpil_keyword_link" href="https://monkho.com/cong-dung-cua-gung-trong-nau-an/" title="gừng giã và giấm trong 10 phút để làm thơm, loại bỏ mùi xỉn của thịt bò. Không chỉ vậy, công đoạn này còn giúp thịt mềm hơn khi chế biến.
  • Sau khi ướp với giấm và gừng, xả thịt trên vòi nước và rửa qua nước muối để diệt khuẩn, khử mùi hôi một lần nữa.
See also  Trổ tài vào bếp học ngay 5 cách làm hoành thánh chiên giòn rụm, ăn là mê

Với hướng dẫn trên, đảm bảo sau khi sơ chế, thịt sẽ rất thơm, không còn mùi khó chịu.

3.2 Bí quyết luộc da nhanh mềm

Muốn luộc da lợn mềm nhưng vẫn săn, giòn, bạn cần ghi nhớ một số chi tiết sau:

  • Cho bì vào nồi khi nước hơi ấm, thả thêm hành tím và muối để bì thơm và nhừ.
  • Không luộc bì quá lâu, để sôi 20 phút thì tắt bếp.
  • Sau khi vớt bì, cho ngay vào bát nước đá để da lợn săn và giòn.

3.3 Dùng lá chuối gói giò sạch, an toàn

Lá chuối vừa có màu đẹp, vừa ít bám dính vào nguyên liệu, lại rất mềm và dai nên đây là lựa chọn lý tưởng để gói giò. Không chỉ vậy, thành phần này còn rất lành tính, không phát sinh chất độc hại dưới tác dụng của nhiệt, nên gói dăm bông rất đảm bảo. Ngoài ra, khi được hấp chín, lá có mùi thơm nhẹ và quyện vào lớp giò phía ngoài, góp phần làm tăng thêm hương vị của món ăn.

Khi gói giò bằng lá chuối, bạn cần nằm lòng những nguyên tắc sau:

  • Chọn loại lá bánh tẻ, có màu tươi xanh, đồng nhất, không có các vệt, chấm đen hay bị úa vàng.
  • Luôn rửa sạch và lau khô lá chuối trước khi sử dụng.
  • Dùng lá chuối hột vì loại này có dạng bản dày, dai và thơm hơn những lựa chọn khác.

Giò dăm bông là món ăn lạ miệng, nhưng thơm ngon và giàu dinh dưỡng. Trông còn rất sang và đẹp mắt. Vậy nên bạn hãy lưu lại cách làm ngay hôm nay để trổ tài mỗi khi có dịp nhé!

Sản phẩm được tham khảo từ MÓN KHO VIỆT NAM.

By admin