Tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm trong nhà hàng luôn là một vấn đề đáng quan tâm hiện nay. Vì điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của khách hàng cũng như uy tín của doanh nghiệp. Vậy, quy định về tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm bao gồm những gì? Hãy cùng trường Kinh tế – Du lịch TP.HCM (CET) tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

Những Yêu Cầu Đối Với Cơ Sở Kinh Doanh

  • Diện tích phải đủ rộng để bố trí các khu vực cần thiết như: Khu bày bán thực phẩm, khu chế biến, khu chứa đựng, khu bảo quản và phải thuận tiện cho việc vận chuyển nguyên vật liệu, thực phẩm.
  • Kết cấu nhà cửa, trần, sàn và các khu vực phải vững chắc, xây dựng bằng vật liệu phù hợp với tính chất và quy mô kinh doanh; đảm bảo vệ sinh an toàn, ngăn chặn sự xâm nhập của vi sinh vật, côn trùng và các loại động vật gây hại.
  • Cơ sở kinh doanh phải được xây dựng ở địa điểm không bị ngập nước; không gặp ảnh hưởng từ động vật, côn trùng và vi sinh vật gây hại; không bị ảnh hưởng từ khu vực ô nhiễm bụi, hoá chất độc hại hoặc các nguồn gây ô nhiễm khác.
  • Khu vực kinh doanh thực phẩm, khu vực vệ sinh, khu vực thay đồ bảo hộ và các khu vực phụ trợ phải được xây dựng tách biệt, phù hợp với yêu cầu kinh doanh thực phẩm.
  • Trang bị đầy đủ dụng cụ thu gom chất thải, rác thải; đảm bảo kín, có nắp đậy và được vệ sinh đều đặn.
  • Khu vực vệ sinh của nhà hàng phải được xây dựng riêng biệt với khu vực kinh doanh thực phẩm. Cửa nhà vệ sinh không được mở ra khu vực chế biến hay bảo quản thực phẩm.
  • Đảm bảo nguồn nước sạch và đủ để duy trì hoạt động vệ sinh, chùi rửa thiết bị, dụng cụ và cơ sở.
  • Thực phẩm và nguyên liệu kinh doanh phải có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng và còn hạn sử dụng.
See also  Cách làm thịt bò xào nấm mềm thơm ngon tuyệt

Yêu Cầu Đối Với Trang Thiết Bị, Dụng Cụ

  • Phải trang bị đầy đủ các dụng cụ phục vụ kinh doanh như chén, đũa, nĩa, dao… phải được rửa sạch, bảo quản khô ráo.
  • Có các loại dụng cụ chuyên biệt dùng cho từng loại thực phẩm riêng biệt. Đủ trang thiết bị để kiểm soát các yếu tố ảnh hưởng đến an toàn thực phẩm trong quá trình kinh doanh thực phẩm.
  • Có thiết bị phòng chống côn trùng và động vật gây hại; không sử dụng thuốc diệt chuột, diệt côn trùng trong khu vực kinh doanh và bảo quản thực phẩm.
  • Chỉ sử dụng các chất tẩy rửa được phép sử dụng trong sinh hoạt và chế biến thực phẩm, không sử dụng chất tẩy rửa công nghiệp.

Yêu Cầu Đối Với Nhân Viên Nhà Hàng

  • Chủ nhà hàng và nhân viên trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được đào tạo và nhận Giấy xác nhận tập huấn kiến thức về an toàn thực phẩm theo quy định.
  • Chủ nhà hàng hoặc người quản lý tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm và người trực tiếp kinh doanh thực phẩm phải được khám và nhận Giấy xác nhận đủ sức khỏe theo quy định của Bộ Y tế.
  • Những người mắc các bệnh thuộc danh mục các bệnh hoặc bị bệnh truyền nhiễm theo quy định của Bộ Y tế không được tham gia trực tiếp trong quá trình kinh doanh thực phẩm.
  • Nhân viên nhà hàng phải mặc trang phục bảo hộ riêng; không hút thuốc, khạc nhổ hoặc nhai kẹo trong khu vực kinh doanh thực phẩm.
See also  Khám phá kỹ thuật vẽ Latte Art vạn người mê của Barista chuyên nghiệp

Tổng Kết

Trên đây là các quy định, điều kiện đảm bảo tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm mà các nhà đầu tư kinh doanh nhà hàng hay cơ sở ăn uống cần phải nắm rõ. Ngoài ra, để xây dựng một thực đơn đáp ứng đầy đủ nhu cầu của từng đối tượng thực khách, các chủ kinh doanh cần phải hiểu rõ các gừng, xào rau muống, xào sa tế, hầm tiêu chuẩn ăn uống và nguyên tắc lập khẩu phần ăn khi xây dựng thực đơn nhà hàng.

Hy vọng với những chia sẻ này của CET, công việc kinh doanh nhà hàng của bạn sẽ dễ dàng hơn và danh tiếng của nhà hàng sẽ ngày càng phát triển.

MÓN KHO VIỆT NAM

By admin